Friday, 29/03/2024 - 18:44|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nghĩa Hiệp

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN NĂM HỌC 2018 - 2019

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN YÊN MỸ

TRƯ­ỜNG THCS NghÜa hiÖp

***

Số:    /KH-TTHCS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

---------- *** ----------

Nghĩa Hiệp, ngày 08 tháng 10  năm 2018

     

KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN

NĂM HỌC 2018-2019

 

PHẦN I: CĂN CỨ ĐỂ LẬP KẾ HOẠCH:

Căn cứ Chỉ thị s 2919/CT-BGDĐT ngày 18/8/2018 của B trưởng B GDĐT về nhệm vụ chủ yếu năm học 2018-2019 ngành Giáo dục;

Thực hiện Quyết định số 1713/QĐ-UBND ngày 26/7/2018của UBND tỉnh Hưng Yên về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2018-2019 của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.

Công văn số 1444/SGDĐT- GDTrH ngày 28/8/2018 của Sở giáo dục Đào tạo Hưng Yên về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018- 2019.

Căn cứ Chỉ thị s 02/CT- UBND ngày 06/9/2018 của UBND huyện Yên Mỹ về việc thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Yên Mỹ năm học 2018-2019;

 Kế hoạch số 520/ KH -PGDĐT-GDTHCS ngày 18 /9/2018 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Mỹ về việc thực hiện nhiệm vụ năm học GDTHCS năm học  2018 – 2019.

Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của hiệu trưởng, căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường. Bộ phận chuyên môn nhà trường xây dựng kế hoạch chuyên môn năm học 2018-2019 như sau:

PHẦN II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 

1. Những thuận lợi cơ bản:

- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp, các ngành, đặc biệt sự chỉ đạo hoạt động chuyên môn của PGD& ĐT huyện Yên Mỹ, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động chuyên môn của nhà trường đi vào chiều sâu.

- Đảng ủy xã Nghĩa Hiệp vẫn tiếp tục quan tâm sâu sát đối với công tác giáo dục của xã nhà.

- Tr­ường THCS Nghĩa Hiệp cạnh khu công nghiệp Phố Nối B của tỉnh. Kinh tế của địa ph­ương đang trên đà phát triển. Đời sống nhân dân đ­ược nâng lên. Phong trào giáo dục của toàn xã đang ngày một đi lên.

          - Chi bộ, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên của nhà trường nhiều năm có nền nếp, hoạt động mạnh và hiệu quả.

          - Hai tổ KHXH và tổ KHTN luôn hoạt động tích cực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Đội ngũ cán bộ quản lý và các thầy cô giáo đủ, đang được trẻ hóa có trình độ chuyên môn vững vàng. Đa số  nhiệt tình, gắn bó với địa phư­ơng có ý thức trách nhiệm, có tinh thần quan tâm xây dựng nhà trường ngày một phát triển.

- Các nền nếp dạy và học ngày càng được duy trì tốt hơn.

- Cơ sở vật chất của nhà trư­ờng có phòng học kiên cố cao tầng cho 08 lớp/10 lớp, sử dụng 02 phòng chức năng để đủ học một ca. Cảnh quan nhà trường khang trang gọn gàng đẹp đẽ.

- Công tác xã hội hóa giáo dục đã phát huy hiệu quả một cách rõ nét.

2. Một số khó khăn:

- Xã Nghĩa Hiệp nằm trong quy hoạch phát triển đô thị, nền kinh tế đang chuyển đổi từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Kinh tế phát triển mạnh nhưng cũng mang theo nhiều tiêu cực và tệ nạn xã hội. Điều đó cũng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động giáo dục của nhà trường.

- Một số GV việc tiếp cận với công nghệ hiện đại và công nghệ thông tin còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao  trong công tác dạy và học.   

- Một bộ phận học sinh lười học, chưa có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập lại thiếu sự quan tâm của gia đình nên hay mắc khuyết điểm, chậm tiến

- Chất l­ượng mũi nhọn học sinh giỏi của nhà tr­ường còn chư­a cao, số học sinh đạt học sinh giỏi tỉnh, giỏi huyện còn ít.

- Thiếu hai phòng học, tạm thời sử dụng phòng chức năng làm lớp học cho HS.

          - Nhà trường sân chơi bãi tập chưa rộng rãi, tường rào chưa đủ sức ngăn cản học sinh vượt tường ra vào nên việc quản lý học sinh còn gặp khó khăn. Điều đó cũng phần nào ảnh hưởng đến nền nếp học sinh và công tác bảo vệ CSVC của nhà trường.

- Tình trạng học sinh lười học và có xu hướng bỏ học vẫn tồn tại.

- Đội ngũ giáo viên: số giáo viên có con nhỏ nhiều, chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy  nhiều... Điều này có ảnh hưởng  đến chất lượng đội ngũ và sử dụng lao động trong năm học.

- Thiết bị đồ dùng dạy học có nhưng chưa đủ, chưa nhiều để áp dụng đại trà, đưa công nghệ thông tin vào dạy học chưa nhiều do CSVC còn ít, chất lượng máy tính chưa tốt, đồ dùng thiết bị chất lượng kém nên nhanh hỏng, sử dụng không hiệu quả, chất lượng học tập thấp.

Toàn bộ những khó khăn trên đã ảnh hưởng rất lớn đến công tác dạy và học của nhà trường trong năm học này

3. Thực trạng cơ sở vật chất:

          -  Khu nhà hiệu bộ có đủ phòng làm việc cho các bộ phận của nhà trường                                                                                                         

          -  Tổng số phòng học:    08 phòng. Trong đó:  KCCT:  08 phòng.

           - Số phòng học bộ môn:         05 phòng.  

- Các trang thiết bị  phục vụ dạy và học khác: Tạm đủ.

4. Cán bộ giáo viên:

          - Tổng số: 25 đ/c  Trong đó:  Có 21  đ/c là nữ; có 4 đ/c là nam)

              + Đảng viên: 12

         + CBQL:     2 đ/c.  

              + GV:         20 ng­ười .

              + NV:         3 ( biên chế: 3).

              + ĐH:         16 chiếm

              + CĐ:          8 chiếm

              + TC:          01 chiếm

          * Cơ cấu tổ chuyên môn:

+ Tổ KHTN: Gồm 10 đ/c.

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

HỆ ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH

GHI CHÚ

1

Nguyễn Hữu Lin

1980

ĐH

Toán

TTCM

2

Bùi Thị Tú Anh

1981

ĐH

Toán

TPCM

3

Lưu Thị Bằng

1988

ĐH

Toán Lý

 

4

Nguyễn Thị Hải

1992

ĐH

Công nghệ

 

5

Lê Thị Kim Dung

1980

ĐH

Tin

 

6

Đào Thị Ngọc Quỳnh

1992

Toán Lý

BTCĐ

7

Lê Thị Lan Anh

1992

Hóa Sinh

 

8

Cao Xuân Thành

1977

TD

 

9

Tạ Thị Huệ

1991

ĐH

Toán

 

10

Nguyễn Thị Hồng Tươi

1984

Mỹ Thuật

 

 

+ Tổ KHXH: Có 11 đồng chí.

STT

HỌ VÀ TÊN

NĂM SINH

HỆ ĐÀO TẠO

CHUYÊN NGÀNH

GHI CHÚ

1

Nguyễn Thị Nga

1978

ĐH

Ngữ Văn

HP

2

Lê Thị Hương Giang

1980

ĐH

Địa

TTCM

3

Đỗ Thị Diệu Thúy

1975

ĐH

Ngữ Văn

TPCM

4

Nguyễn Thị Duyên

1977

ĐH

Ngữ Văn

 

5

Trần Thị Thảo

1976

Tiếng Anh

 

6

Lưu Thị Thanh Huyền

1977

ĐH

Ngữ Văn

 

7

Hà Thị Hiển

1978

ĐH

Lịch sử

 

8

Nguyễn Thu Hương

1986

Tiếng Anh

 

9

Vũ Thị Hậu

1989

Âm nhạc

 

10

Luyện Thị Thanh Thủy

1991

ĐH

Ngữ Văn

 

11

Vương Thị Hiên

1990

ĐH

Ngữ Văn

 

5. Biên chế lớp học và học sinh:

Năm học 2018-2019  nhà trường có tổng số h/s là: 344; Toàn trường có 10 lớp chia thành các khối như sau:

          Khối 6        3 lớp  có:   100   h/s

Khối 7        3 lớp có :   96     h/s

Khối 8        2 lớp  có:    81    h/s

Khối 9        2 lớp  có:     67   h/s

          Tóm lại, năm học 2018- 2019, nhà trường có nhiều thuận lợi xen lẫn khó khăn. Tuy nhiên với tinh thần đoàn kết, phát huy những mặt mạnh của năm học 2017 -2018, tập thể sư phạm trường THCS Nghĩa Hiệp quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học, hoàn thành nhiệm vụ chính trị của địa phương.

PHẦN THỨ III: PH­ƯƠNG HƯ­ỚNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM VÀ CÁC CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU

Phát huy các điều kiện thuận lợi, khắc phục những khó khăn và hạn chế những yếu tố bất lợi Trường THCS Nghĩa Hiệp xác định phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2018-2019 như sau:

I. Nhiệm vụ trọng tâm:

 1. Tiếp tục thực hiện các Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch về đổi mới giáo dục mà các cấp đã ban hành, cụ thể: Nghị quyết số 51/2017/QH14 ngày 21/11/2017 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Công văn số 1267/UBND- KGVX ngày 03/8/2018 của UBND tỉnh Hưng Yên thực hiện triển khai chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

2. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt công tác đổi mới PPDH, đổi mới đồng bộ KTĐG, đổi mới cách thức tổ chức dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh;

3. Tăng cường đổi mới hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn nâng cao chất lương đội ngũ cán bộ, giáo viên;

4. Tập trung chỉ đạo tốt các biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và chất lượng mũi nhọn của học sinh trong nhà trường. Chú trọng thực hiện công tác giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức trách nhiệm của công dân đối với bản thân, Gia đình, xã hội và cộng đồng;

5. Thực hiên tốt công tác thi đua khen thưởng đối với cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh gắn công tác thi đua khen thưởng với hiệu quả cụ thể trong công tác, chất lượng giảng dậy và thực hiện tốt các cuộc vận động;

6. Tiếp tục làm tốt các hoat động giáo dục pháp luật, bảo vệ môi trường, giáo dục ATGT cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh toàn trường;            

II. Các chỉ tiêu  cụ thể:

          * Danh hiệu đối với giáo viên:

         - Giaó viên dạy giỏi cấp tỉnh: 01

         - Giaó viên dạy giỏi cấp huyện: 03

         - Giaó viên dạy giỏi cấp trường: 12

          - Giáo viên chủ nhiệm giỏi: 06

        - Lao động tiên tiến cấp huyện: 12

         - Sáng kiến kinh nghiệm xếp loại A cấp trường: 05

         * Danh hiệu đối với học sinh:

- Lớp tiên tiến XS:   02                       

          - Lớp tiên tiến:      06                                                    

          - Cháu ngoan Bác Hồ:    hs                                        

          - Học sinh lên lớp sau hè:  99%                                     .

          - Học sinh hoàn thành ch­ương trình THCS:  100%                

          - Học sinh vào PTTH :  65%     

          - Học sinh giỏi cấp trường: 14%  HS.                                                                         

          - Học sinh giỏi cấp huyện (toàn tr­ường): 20 hs

          - Học sinh giỏi cấp tỉnh: 01- 2 hs 

+ Chất l­ượng hai mặt giáo dục:              

 

XẾP LOẠI

TỐT( GIỎI)

KHÁ

TB

YẾU

KÉM

Học lực

14%

50%

33%

3%

0%

Hạnh kiểm

85%

13%

2%

 

0%

 

PHẦN IV: CÁC GIẢI PHÁP PHÁP THỰC HIỆN:

I. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục, phân phối chương trình và thời khóa biểu:

1. Thực hiện tốt kế hoạch giáo dục và phân phối chương trình:

*/ Tăng cường chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, linh hoạt, sáng tạo chương trình, kế hoạch giáo dục, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giáo dục.

          - Kế hoạch cả năm học 37 tuần :  HK I  19 tuần (trong đó có 18 tuần thực học), HKII 18 tuần (trong đó có 17 tuần thực học).

          -  Tổ chức, chỉ đạo, tạo điều kiện cho các tổ/nhóm chuyên môn:  giáo viên được chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và các chủ đề tích hợp, liên môn, đồng thời xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với các chủ đề và theo hình thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực phát triển năng lực phẩm chất cho học sinh; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, tăng cường các hoạt động nhằm giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Giao cho giáo viên xây dựng phân phối chương trình chi tiết để thực hiện, BGH duyệt phân phối chương trình trước khi thực hiện.

Các nhóm chuyên môn: Tổ xây dựng kế hoạch và duyệt hoạt động của nhóm chuyên môn.

- Trên cơ sở kế hoạch của chuyên môn nhà trường, Tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch của tổ, giáo viên của hai tổ bám sát kế hoạch của tổ xây dựng kế hoạch bộ môn của mình đảm nhiệm. Sau khi xây dựng kế hoạch, trình tổ chuyên môn kiểm tra, rồi nộp lãnh đạo kí duyệt.

- Trên cơ sở Kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên thực hiện và tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; trao đổi qua diễn đàn trên mạng tại trang web “http://truonghocketnoi.edu.vn”; thực hiện dự giờ theo hướng mới và căn cứ tiêu chí mới để phân tích giờ dạy,  BGH có trách nhiệm kiểm tra đôn đốc thực hiện

          */ Thực hiện nghiêm túc theo đúng phân phối ch­­ương trình do Sở GD&ĐT H­­ưng Yên ban hành, Phân phối giảm tải do BGD&ĐT ban hành.

Thực hiện chuẩn chỉ các văn bản chỉ đạo thực hiện quy chế chuyên môn

2/ Thực hiện nghiêm túc Thời Khoá biểu:

  • Giáo viên  nghiêm túc thực hiện thời khoá biểu, Được phép đổi giờ 4 tiết/ tháng  đồng thời báo cáo Ban giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn, không tự ý đổi giờ, bỏ giờ. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm thông báo thời khoá biểu cho tất cả học sinh lớp mình phụ trách biết và thực hiện.

Năm học 2018 - 2019, nhà trường tiếp tục thực hiện học một ca.

II. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động chuyên môn:

          1. Chỉ đạo đổi mới ph­ương pháp dạy học, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh:

a/ Đổi mới ph­­­ương pháp dạy học:

Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của học sinh mang tính khoa học, hiện đại.

Vận dụng triệt để, hiệu quả các phương pháp dạy học; các kỹ thuật dạy học tích cực để thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh. Chú trọng dạy học sinh cách học và phương pháp tự học; tăng cường rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức.

(Một số phương pháp dạy và học tích cực: Dạy học đặt và giải quyết vấn đề; dạy học hợp tác; học theo hợp đồng; học theo góc; học theo dự án; dạy học vi mô...).

(Một số kỹ thuật dạy và học tích cực: Kỹ thuật đặt câu hỏi; kỹ thuật khăn phủ bàn; kỹ thuật mảnh ghép; sơ đồ tư duy; kỹ thuật KWL; kỹ thuật học tập hợp tác; lắng nghe và phản hồi tích cực...).

Chú ý việc tổ chức dạy học phân hoá theo năng lực của học sinh dựa theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Chương trình giáo dục phổ thông.

Đẩy mạnh việc vận dụng dạy học giải quyết vấn đề, các phương pháp thực hành, dạy học theo dự án trong các môn học; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin phù hợp với nội dung bài học.

b. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học:

 Hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức mới, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng.

- Tùy theo đối tượng học sinh, hai hoạt động  vận dụng và tìm tòi mở rộng không nhất thiết tổ chức dạy học trên lớp, không đòi hỏi tất cả học sinh phải tham gia, tuy nhiên giáo viên cần quan tâm động viên để thu hút nhiều học sinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻ với các bạn trong lớp.

-  Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú ý các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của học sinh; sử dụng các hình thức dạy học trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông như: Dạy học trực tuyến, trường học kết nối;...  Ngoài việc tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường.

- Tổ chức tốt và động viên học sinh tích cực tham gia Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh THCS, phân công tổ tự nhiên hỗ trợ giúp đỡ học sinh khối 8,9 tham gia và hoàn thành hồ sơ khi có thành phẩm. Cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho học sinh trung học, phân công tổ xã hội hướng dẫn học sinh. Kết quả yêu cầu:

           + Sản phẩm nghiên cứu KHKT: 01 sản phẩm ( Tổ tự nhiên)

           + Sản phẩm Kiến thức liên môn: 01 sản phẩm ( Tổ xã hội phụ trách cùng học sinh)

- Khuyến khích tổ chức, thu hút học sinh tham gia các hoạt động góp phần phát triển năng lực học sinh như: Văn hóa - văn nghệ, Thể dục - thể thao; các hội thi năng khiếu; các hoạt động giao lưu, trên cơ sở tự nguyện của phụ huynh và học sinh, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí và nội dung học tập của học sinh, phát huy sự chủ động và sáng tạo của các địa phương, đơn vị; tăng cường tính giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy học sinh hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, bổ sung hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới.

c. Đổi mới kiểm tra và đánh giá:

*/ Giáo viên đánh giá:

Các giáo viên ở các bộ môn tự xây dựng ngân hàng đề kiểm tra cho bộ môn mình dạy, đảm bảo số lượng câu hỏi và bài tập theo đúng các cấp độ theo yêu cầu.

- 100% giáo viên xây dựng đề trên phần mềm ra đề đã có. Chỉ đạo tổ chức, thực hiện nghiêm túc đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá học sinh trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của học sinh.

- Chấm bài kiểm tra bằng hai hình thức: chấm máy phần thi trắc nghiệm và tự chấm phần tự luận.

- Tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng chú trọng đánh giá phẩm chất và năng lực của học sinh. Chú trọng đánh giá quá trình: đánh giá trên lớp; đánh giá bằng hồ sơ; đánh giá bằng nhận xét; tăng cường hình thức đánh giá thông qua sản phẩm dự án; bài thuyết trình; kết hợp kết quả đánh giá trong quá trình giáo dục và đánh giá tổng kết cuối kỳ, cuối năm học. Các hình thức kiểm tra, đánh giá đều hướng tới phát triển năng lực của học sinh; coi trọng đánh giá để giúp đỡ học sinh về phương pháp học tập, động viên sự cố gắng, hứng thú học tập của các em trong quá trình dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá không chỉ là việc xem học sinh học được cái gì mà quan trọng hơn là biết học sinh học như thế nào, có biết vận dụng không.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát các hoạt động và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề thi, kiểm tra theo ma trận; chỉ đạo việc ra các câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn đúng thay vì chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây; Tiếp tục nâng cao chất lượng việc kiểm tra cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; triển khai phần kiểm tra tự luận trong các bài kiểm tra viết đối với môn ngoại ngữ. Tăng cường kiểm tra và thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:

Nhận biết: Nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học;

Thông hiểu: Diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh, áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập;

Vận dụng: Kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

Vận dụng cao: Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

- Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, giáo dục, giáo viên cần coi trọng việc quan sát và hướng dẫn học sinh tự quan sát, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động học tập, rèn luyện của các em; nhận xét định tính và định lượng về kết quả hoạt động, qua đó đề xuất hoặc triển khai kịp thời các hướng dẫn, góp ý, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.

- Yêu cầu về hình thức ra đề: Khối 6,7,8 ra đề theo hình thức 50% trắc nghiệm, 50% tự luận. Riêng khối lớp 9: Môn Ngữ Văn 100% tự luận, môn Toán 50/50 trắc nghiệm và tự luận. Các môn có từ 02 bài kiểm tra định kì trở lên có thể đan xen giữa bài trắc nghiệm và tự luận. Các môn có 01 bài kiểm tra định kì 100% trắc nghiệm.

- Về câu hỏi TNKQ cần tăng cường ra các câu hỏi TNKQ nhiều lựa chọn đúng, không chỉ có các câu hỏi 1 lựa chọn đúng như trước đây.

- Các môn Vật lý, Hóa Học, Sinh học tăng cường kiểm tra và thi thực hành.

- Khi chấm bài kiểm tra nhất thiết phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Việc cho điểm có thể kết hợp giữa đánh giá kết quả bài làm với theo dõi sự cố gắng, tiến bộ của học sinh. Chú ý hướng dẫn học sinh đánh giá lẫn nhau và biết tự đánh giá năng lực của mình.

- Tăng cường lựa chọn và hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của trường. Chỉ đạo giáo viên và học sinh tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối" về xây dựng các chuyên đề dạy học tích hợp, liên môn; đổi mới phương pháp, hình thức dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực học sinh theo hướng dẫn tại Công văn 1480/SGDĐT-GDTrH ngày 28/10/2014 của Sở GDĐT.

- Thi khảo sát học kỳ theo đề của sở để giúp học sinh tiếp cận dạng đề thi năng lực.

- Căn cứ vào từng nội dung bài học giáo viên cần tích cực cho học sinh sử dụng các thiết bị dạy học, học liệu, các phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn một cách tối đa và hiệu quả. Nhà trường khuyến khích giáo viên, học sinh tự làm đồ dùng dạy học để sử dụng một cách hiệu quả các tiết học.

- Giao cho tổ trưởng xây dựng các nhóm chuyên môn sinh hoạt chuyên môn trên Trường học kết nối, và tăng cường giao lưu sinh hoạt chuyên môn với các trường trong cụm, huyện. Tổ xã hội 3 nhóm chuyên môn: Nhóm Văn, Anh và các môn còn lại. Tổ Tự nhiên thành 2 nhóm chuyên môn: Nhóm Toán Lý và nhóm thuộc các môn còn lại.

- Nhà trường sẽ tạo điều kiện tốt nhất đầu tư về mặt kinh phí cho mô hình lớp học này, đồng thời kêu gọi công tác xã hội hóa để giúp lớp học đạt hiệu quả cao nhất.

-> Đánh giá sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh:

Giáo viên quan sát các biểu hiện trong quá trình học tập, sinh hoạt và tham gia các hoạt động tập thể để nhận xét sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh, từ đó động viên khích lệ, giúp học sinh khắc phục khó khăn, phát huy ưu điểm, và các phẩm chất, năng lực riêng điều chỉnh hoạt động ứng xử để tiến bộ.

Các biểu hiện phẩm chất của học sinh THCS: Sống yêu thương, Sống tự chủ, Sống trách nhiệm.

Các biểu hiện năng lực của học sinh: Năng lực tự học, Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, Năng lực thẩm mĩ, Năng lực thể chất, Năng lực giao tiếp, Năng lực hợp tác, Năng lực tính toán, Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông.

Để đạt hiệu quả cao trong việc động viên, khích lệ học sinh, giáo viên cần đặc biệt quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh riêng... của từng học sinh để có những nhận xét thỏa đáng; biểu dương, khen ngợi kịp thời đối với từng thành tích, tiến bộ giúp học sinh tự tin vươn lên; tuyệt đối tránh những nhận xét có tính xúc phạm, làm tổn thương tâm lý học sinh.

Giáo viên kịp thời trao đổi với cha mẹ học sinh và những người có trách nhiệm để có thêm thông tin và phối hợp giúp cho sự hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh.

*/ Đối với môn Mỹ thuật và môn Âm nhạc triển khai thực hiện sách mới theo định hướng phát triển năng lực của học sinh từ khối 6 đến khối 9: Yêu cầu giáo viên tự xây dựng khung kế hoạch dạy học, theo chủ đề, bài, tiết cho hợp lí trên cơ sở hướng dẫn của Phân phối chương trình bộ môn. Nghiên cứu kĩ bài học trước khi lên lớp.

*/ Môn Tiếng Anh: Tiếp tục dạy học theo đề án đối với khối 6 và 7. Khối 8 và 9 dạy học theo chương trình cũ. Giáo viên Tiếng Anh xây dựng câu lạc bộ Tiếng anh trong nhà trường và tham gia giao lưu Tiếng Anh cấp huyện ( đồng chí Hương, Thảo phụ trách).

          */ Học sinh tự đánh giá và tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn:

 Học sinh tự rút kinh nghiệm ngay trong quá trình hoặc sau khi thực hiện từng nhiệm vụ học tập, hoạt động giáo dục khác; trao đổi với giáo viên để được góp ý, hướng dẫn.

Học sinh tham gia nhận xét, góp ý bạn, nhóm bạn ngay trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ học tập môn học và hoạt động giáo dục; thảo luận, hướng dẫn, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ.

*/ Đánh giá định kì kết quả học tập:

Việc đánh giá định kì được áp dụng với tất cả các môn học thông qua các bài kiểm tra. Bài kiểm tra định kì của các môn Ngữ văn, Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội, Tin học có thời lượng 90 phút; các môn còn lại có thời lượng 45 phút.

 Các bài kiểm tra định kì:

Soạn đề trên phần mềm Master đối với các dạng bài kiểm tra. Bài kiểm tra phải được duyệt của tổ bộ môn trước khi cho HS làm bài, tổ chuyên môn có trách nhiệm lưu đề kiểm tra các bộ môn theo năm học.

Các bài kiểm tra giữa và cuối Học kì I, giữa Học kì II và cuối năm học nhằm giúp cho giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh đánh giá được kết quả học tập của học sinh và "nhìn lại" quá trình đánh giá thường xuyên trước đó. Giáo viên chủ động bố trí thời gian thực hiện các bài kiểm tra giữa kì phù hợp với kế hoạch dạy học bộ môn. Đánh giá qua bài kiểm tra định kì được lượng hóa bằng điểm số theo thang điểm 10 hoặc quy đổi về thang điểm 10, kết hợp với nhận xét những ưu điểm, hạn chế và sửa lỗi, góp ý cho học sinh. Nội dung nhận xét phải thỏa đáng, phù hợp với điều kiện học tập, sự tiến bộ, đặc điểm tâm lý học sinh; tránh những nhận xét chung chung, theo mẫu hay những nhận xét mang tính xúc phạm làm tổn thương tâm lý học sinh. Đối với học sinh có kết quả bài kiểm tra định kì không phù hợp với những nhận xét trong quá trình học tập (quá trình học tập tốt nhưng kết quả kiểm tra quá kém hoặc ngược lại), giáo viên cần tìm hiểu rõ nguyên nhân, nếu thấy cần thiết và hợp lí thì có thể cho học sinh kiểm tra lại.

Các bài kiểm tra cuối Học kì I và cuối năm học nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh; điểm số mà học sinh đạt được trong các bài kiểm tra Học kì I và cuối năm học được ghi nhận trong hồ sơ đánh giá học sinh.

Đề kiểm tra định kì:

Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận hoặc/và trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu:

 Nhận biết: Học sinh nhận biết, nhắc lại hoặc mô tả đúng kiến thức, kĩ năng đã học khi được yêu cầu.

 Thông hiểu: Học sinh diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình, có thể thêm các hoạt động phân tích, giải thích, so sánh; áp dụng trực tiếp (làm theo mẫu) kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.

 Vận dụng: Học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống, vấn đề tương tự tình huống, vấn đề đã học.

 Vận dụng cao: Học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn; đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Tỷ lệ số câu hỏi, bài tập thuộc các phân môn trong bài kiểm tra đối với các môn Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội phù hợp với nội dung phân môn đã học tính đến thời điểm kiểm tra.

Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của học sinh ở từng học kỳ và từng khối lớp, giáo viên và nhà trường xác định tỷ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng học sinh và tăng dần tỷ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.

Đối với Hoạt động giáo dục (Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục)

Căn cứ chuẩn kiến thức, kỹ năng của môn học quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông, thái độ tích cực và sự tiến bộ của học sinh để nhận xét kết quả bài kiểm tra định kỳ theo hai mức:

 Đạt yêu cầu: Nếu đảm bảo ít nhất một trong hai điều kiện sau:

- Thực hiện được cơ bản các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra;

- Có cố gắng, tích cực học tập và tiến bộ rõ rệt trong thực hiện các yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với nội dung trong bài kiểm tra.

Chưa đạt yêu cầu: Các trường hợp còn lại.

          2. Công tác soạn giảng, thực hiện hồ sơ chuyên môn, sử dụng đồ dùng dạy học:

          a/ Công tác soạn giảng:

          Tất cả giáo viên đều phải soạn giáo án tr­ước 1 tuần, ký giáo án vào thứ  7 hoặc thứ 2 hàng tuần. Giáo án phải thể hiện đầy đủ các b­ước lên lớp, cả chương trình hiện hành và mô hình trường học mới đều vận dụng tổ chức các hoạt động dạy và học theo mô hình trường học mới, phát huy các năng lực, tính chủ động của học sinh, phù hợp với yêu cầu của chư­ơng trình, SGK; Bài soạn phải theo mẫu thống nhất chung trong nhà trường,  phải có đủ các b­ước lên lớp, thể hiện đ­ược các hoạt động của thầy và trò, có phương án h­ướng dẫn HS tự học, tự đọc, tự tìm hiểu giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức. Bài dạy phải bám sát chuẩn kiến thức, tăng cường sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực trong soạn bài và tổ chức các hoạt động. kỹ năng quy định của chư­ơng trình, không tự ý cắt xén nội dung bài dạy, tăng cư­ờng sử dụng thiết bị, phát huy tốt trí thông minh sáng tạo của học sinh. Phần mục tiêu bài giảng phải đạt yêu cầu về kiến thức, kỹ năng, thái độ, những phẩm chất và năng lực cần đạt.  Phần chuẩn bị phải ghi chuẩn bị của thầy và trò về kiến thức, đồ dùng, tài liệu phục vụ giảng dạy. Phần nội dung giảng dạy phải trình bày rõ phương pháp, kĩ thuật dạy học, Bồi dưỡng phẩm chất năng lực cho HS,

         b/ Thực hiện hồ sơ chuyên môn:

Hồ sơ chuyên môn giáo viên phải có đầy đủ theo quy định, thực hiện ghi chép hoàn thiện hồ sơ chuyên môn theo quy chế chuyên môn đã thống nhất.

          c/ Sử dụng đồ dùng dạy học:

          - Giao cho cán bộ thiết bị xây dựng kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học cho cả năm học.

          - Lập sổ mượn đồ dùng yêu cầu GV đăng ký mượn đồ dùng từ tuần học trước khi tiến hành thực hành.

          - Sau khi sử dụng phải trả đồ dùng ngay.

          - Yêu cầu sử dụng tối đa các đồ dùng, thiết bị dạy học có trong kho.

          - Toàn thể GV, HS đều phải có trách nhiệm bảo quản, bảo vệ các thiết bị của nhà trường.

          - Thường xuyên lau chùi bảo quản thiết bị dạy học để bảo quản tốt nhất.

         - Sử dụng bảng tương tác thông minh vào trong giảng dạy, hiệu quả và phù hợp với từng bài dạy.

          - Khuyến khích giáo viên sử dụng đồ dùng tự làm, những đồ dùng thiếu hoặc không có tăng cường sử dụng video, clip, tranh, ảnh trên mạng, trang trường học kết nối để bổ sung đồ dùng. GV có thể làm mẫu quay video chiếu học sinh quan sát....

           3. Tổ chức Hội giảng - Hội học:

a/ Tổ chức Hội giảng:

*/ Tổ chức Dự giờ: Giáo viên tham gia dự giờ thường xuyên rải đều theo tiến trình năm học, Lưu ý khi đánh giá không cho điểm mà tăng cường chú ý quan sát hoạt động học của học sinh để rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động dạy học, xây dựng học hỏi các kinh nghiệm tổ chức hay...

*/ Tổ chức hội giảng: Tập trung vào các đợt.

          Đợt 1 : Từ 15/9 đến 20/11                                       

Đợt 2 : Từ  đầu HKII đến 26/3                            

           */ Tổ chức các cuộc thi:

              - Giao lưu Tiếng Anh cấp huyện và tỉnh.

               - Cuộc thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật cấp tỉnh

               - Thi sáng tạo KHKT cấp tỉnh

              - Thi giáo viên dạy giỏi các môn văn hóa: ( kế hoạch sau)

                        -Thi đồ dùng dạy học tự làm cho giáo viên.

               - Thi học sinh giỏi 08 môn văn hóa lớp 9 cấp huyện, tỉnh.    

               - Kì thi vào lớp 10 THPT.

           b/ Tổ chức hội học:

- Trong năm nhà trường phối hợp với đoàn đội phát động 4 đợt hội học, có thi đua, hàng tuần công bố kết quả trước cờ, cuối đợt tổng kết trao thưởng cho các em xuất sắc tạo đà thúc đẩy chất lượng nâng cao.

- Giao cho Đoàn Đội, kết hợp cán bộ thư viện xây dựng kế hoạch phát động phong trào văn hóa đọc cho học sinh.

- Tổ chức các Câu lạc bộ học tập

- Tổ chức các hội thi:

          + Thi nghiên cứu khoa học kĩ thuật;

          +Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho HS trung học .

          + Thi giáo viên dạy giỏi: ( Có kế hoạch chỉ đạo sau)

     + Thi chọn HSG các môn văn hoá: 08 môn cho học sinh khối 9

 (Dự kiến tháng 11/2018): Tổ chức thi chọn và thành lập đội dự tuyển HSG cấp huyện lớp 9 đối với các môn văn hoá Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Toán, Văn, Anh.

              + Giao lưu tiếng Anh.

     +Hội khỏe Phù Đổng...

4. Đẩy mạnh sinh hoạt của Tổ, nhóm chuyên môn và thực hiện chuyên đề, dự giờ :

          */ Sinh hoạt chuyên môn:

- Ban chuyên môn sinh hoạt một tháng hai lần vào thứ 5 tuần 2 và tuần 4.

-  Mỗi tháng sinh hoạt tổ: 2 lần/ vào tuần 2 và tuần 4/ tháng.

Trong sinh hoạt tổ nhóm tập trung  trao đổi về chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt trong sinh hoạt chuyên môn, trong kiểm tra đánh giá, dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS.

*/ Tổ chức chuyên đề:

          - Các Tổ xây dựng kế hoạch thực hiện ít nhất 5 chuyên đề/ năm chú trọng chuyên đề liên quan sử dụng trang trường học kết nối, Đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Đổi mới hình thức kiểm tra đánh giá… Hai tổ xây dựng kế hoạch chuyên đề ngay từ đầu năm học để giáo viên có ý thức chuẩn bị tốt chuyên đề đã đăng kí.

Các chuyên đề cần được tổ chức theo quy trình của chuyên đề đã thống nhất cấp huyện.

              - Cụ thể như sau:

          + Chuyên đề cụm: 2 chuyên đề ( 1 nhóm tổ tự nhiên, 1 nhóm tổ xã hội)

          + Chuyên đề trường: 02 chuyên đề ( mỗi tổ 1 chuyên đề)

           + Chuyên đề tổ: 08 chuyên đề ( mỗi tổ 4 chuyên đề)

          */ Dự giờ:

          -  Dự giờ bảo đảm yêu cầu tối thiểu theo quy định.

           - Việc dự giờ phải trở thành hoạt động bình th­­­ường. Mỗi GV dự ít nhất 50% số tiết đúng chuyên môn trong một học kỳ. Riêng môn chỉ có 1 giáo viên dạy thì giáo viên cần bố trí thời gian đi dự giờ của các đồng nghiệp trong cụm, trong huyện , bảo đảm 30% số tiết đúng chuyên. Ban giám hiệu và các tổ tr­­ư­ởng tăng c­­­ường dự giờ đột xuất nhằm nâng cao ý thức chuyên môn cho giáo viên.

          5. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên:

          Để nâng cao chất lượng dạy học cho giáo viên, nhà trường yêu cầu toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường phải thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, tìm hiểu các văn bản, học tập, nghiên cứu các vấn đề liên quan công tác dạy học, để đáp ứng yêu cầu của giáo viên khi đứng lớp. Để làm tốt nội dung này nhà trường tiến hành theo các bước:

          - Nhà trường tổ chức triển khai nghiên cứu toàn bộ các văn bản chỉ đạo, các hướng dẫn, thông tư liên quan đến Bồi dưỡng thường xuyên.

          - Yêu cầu giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX của cá nhân.

          - Tổ chuyên môn trên cơ sở đăng kí của giáo viên tập hợp xây dựng kế hoạch BDTX của tổ.

          - Trường căn cứ vào kế hoạch của tổ xây dựng kế hoạch BDTX của trường đăng kí gửi về PGD.

          - Cuối năm học giáo viên sẽ viết thu hoạch, BGH đánh giá báo KQ về PGD đề nghị cấp chứng chỉ.

          Nội dung chi tiết trong kế hoạch lưu hồ sơ.

6. Chỉ đạo dạy tự chọn, h­ướng nghiệp, dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tích hợp:

*/Dạy học tự chọn: Căn cứ vào thực tế của nhà trư­ờng, năm học 2018- 2019 nhà trư­ờng tiếp tục chỉ đạo dạy môn Tin học với khối 6,7,8,9. BGH sẽ kiểm tra đột xuất việc thực hiện. Yêu cầu GV phụ trách xây dựng kế hoạch chi tiết thông qua BGH duyệt.

Nhà trường trang bị phòng máy với 21 máy tính, bố trí lịch học phù hợp để tận dụng tối đa phòng máy.

*/ Dạy học hướng nghiệp: Triển khai dạy hư­ớng nghiệp cho học sinh lớp 9 theo phân phối chương trình . Để giáo dục hư­ớng nghiệp có hiệu quả giúp học sinh định hướng nghề nghiệp cũng nh­ư thực hiện định h­ướng phân luồng học sinh sau THCS, trường phân công đ/c Đỗ Thị Diệu Thúy tổ phó tổ xã hội, giáo viên chủ nhiệm lớp 9 trực tiếp phụ trách dạy hư­ớng nghiệp và xây dựng  kế hoạch chi tiết.

          Hoạt động GDHN: Theo mô hình lớp, thực hiện ngoại khóa, bảo đảm thời lư­ợng 9 tiết/năm học. Tổ chức hoạt động vào buổi chiều.

GDHN nhằm trang bị cho các em một số hiểu biết về thế giới nghề nghiệp quanh ta; giúp các em biết chọn nghề một cách khoa học, đồng thời nhằm mục đích phân luồng sau THCS (Theo Chỉ thị 09/2008/CT-UBND ngày 22/8/2008 của UBND tỉnh HY: Công tác phân luồng giáo dục đào tạo có ít nhất 25% học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề và trung cấp nghề trở lên).

     */ Hoạt động GDNGLL: Thực hiện đủ các chủ đề quy định cho mỗi tháng(2 tiết/ tháng). Giáo viên chủ nhiệm thực hiện hoạt động này một cách nghiêm túc. Ban giám hiệu có thể đi dự giờ đột xuất, giao Bí thư và Tổng phụ trách thường xuyên tổ chức đi dự hoạt động GDNGLL luân phiên các lớp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

          Chú ý tích hợp 2 nội dung của HĐGDHN;  nội dung Công ­­ước về quyền trẻ em của Liên Hợp quốc đối với lớp 9, Giáo dục đạo đức tấm gương Hồ Chí Minh.

          Tổ chức tốt hoạt động GDNGLL nhằm làm cho các em thực sự vui t­­ươi phấn khởi, yêu mến tr­ường hơn.

          Tiếp tục đổi mới các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Trong năm học mỗi lớp tổ chức ít nhất một hoạt động trọng điểm .

          */ Dạy tích hợp:

          Thực hiện tốt công văn số 7120/ BGD & ĐT- GDTH ngày &/8/2008 của Bộ GD& ĐT về hướng dẫn thực hiện tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và CV số 3857/BGD & ĐT- GDTrH ngày 11/5/2009 của BGd & ĐT đối với việc tích hợp bảo vệ môi trường vào các môn học: Ngữ văn, Lịch Sử, Địa Lý, GĐCD, Công nghệ, Vật Lý, Sinh học. Nguyên tắc tích hợp là chuyển tải các nội dung vào bài học một cách tự nhiên, phù hợp với nội dung bài học. Việc tích hợp làm cho bài học sinh động, gắn với thực tiễn, không làm quá tải bài học. phương pháp GD BVMT phải góp phần phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của HS trong học tập. Kiểm tra đánh giá phải được lồng ghép trong kiểm tra đánh giá của môn học, cần chú ý kiểm tra việc vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề về BVMT trong cuộc sống thực tiễn.

          Tiếp tục thực hiện chỉ thị số 36 TƯ ngày 25/6/1998 của bộ chính trị v/v “ Tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tiếp tục xây dựng trường học Xanh - Sạch - Đẹp gắn với xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

          Tiếp tục chỉ đạo tích hợp Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh vào các môn học.

          Tiếp tục đưa giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống lồng ghép trong các tiết học, dạy theo chương trình của công ti JAVIKO ( 72 tiết/năm)

*/ Môn hoạt động trải nghiệm: Giáo viên xây dựng trong kế hoạch cá nhân, thực hiện dạy tích hợp trong các tiết học , các hoạt động trong các ngày lễ trong năm, các buổi ngoại khóa.  Riêng lớp 9 xây dựng 02 chủ đề về định hướng nghề nghiệp.

8/ Chương trình địa phương: Tích hợp vào trong các tiết dạy và theo phân phối chương trình.

7. Công tác bồi d­ưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém:

a/ Học sinh giỏi:

* Các môn văn hóa:

- Nhà trường quan tâm đặc biệt đến đối tượng HS giỏi, trừ giờ (3 tiết) cho Gv bồi dưỡng đối tượng này. Yêu cầu giáo viên đến trường dạy vào  buổi chiều (Thứ 3) lịch do nhà trường bố trí. Có kế hoạch được kí duyệt và giáo án dạy kí vào thứ 2 hàng tuần.

- Giáo viên bộ môn phát hiện, bồi d­ưỡng đội tuyển HSG ngay từ lớp 6 đến lớp 9. Chọn cử giáo viên có năng lực giảng dạy tham gia dạy các lớp 9. Động viên khen th­ưởng kịp thời, xứng đáng cho những tập thể, cá nhân có thành tích trong học tập và giảng dạy.

- Yêu cầu giáo viên giảng dạy các lớp này phải đầu tư­ thời gian, nghiên cứu phục vụ cho công tác giảng dạy.

- Trong mỗi giáo án thường ngày cần có thể hiện rõ những câu hỏi giành cho HSG, phân hoá các đối t­ượng.

- Phân công giáo viên phụ trách các lớp bồi dưỡng HSG:

 

 

LỚP

TOÁN

GDTC

HOÁ

SINH

 VĂN

SỬ

ĐỊA

NN

9

Lin

T.Anh

Thành

L.Anh

L.Anh

Thúy

Hiển

Giang

Hương

8

Tú Anh

 

 

 

 

Duyên

 

 

Thảo

7

Huệ

 

 

 

 

Hiên

 

 

Hương

6

Lin

 

 

 

 

Huyền

 

 

Thảo

- Các giáo viên bộ môn có trách nhiệm bồi dưỡng học sinh ngay trong từng tiết dạy.

- Bồi dưỡng các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn HSG lớp 6,7,8 với 3 môn Toán, Anh, Văn, Lớp 9  với 8 môn: Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa.

b/ Học sinh yếu kém:

Học sinh yếu kém được giáo viên chủ nhiệm đặc biệt quan tâm: Giao cho học sinh trong lớp quan tâm giúp đỡ kèm cặp trực tiếp, thường xuyên theo dõi uốn nắn kịp thời giúp các em mau tiến bộ.

          Việc phụ đạo HS yếu kém được tiến hành thường xuyên và do giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy phụ trách, lồng ghép trong các tiết dạy và đặc biệt quan tâm trong dạy thêm buổi chiều. Thông báo kq học tập tới PHHS.

 

PHẦN V: TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

 

1. Kế hoạch chuyên môn được hiệu trưởng phê duyệt, được tập thể hội đồng giáo viên nhất trí thông qua, mỗi cá nhân trong hội đồng đều có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện một cách nghiêm túc.

2. Hiệu phó chuyên môn căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch, cụ thể hóa kế hoạch của chuyên môn theo từng tháng và theo tính chất quan trọng của công việc;

3. Trong quá trình thực hiện, nếu cá phát sinh những vấn đề mới, Hiệu phó được điều chỉnh kế hoạch sau đó lấy ý kiến của ban chuyên môn và thông báo trong cuộc họp hội đồng.

4. Tổ chức kiểm tra rà soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch .

 

 

 

CÔNG TÁC TRỌNG TÂM  HÀNG THÁNG

TT

Thời gian

Nội dung công việc trọng tâm

Ghi chú

 

1

 

Tháng

8/2018

- Cử giáo viên trong trường tham gia dự tập huấn tại phòng và Sở GD

- Nghiên cứu và triển khai kế hoạch thực hiện công tác PCGD hàng năm.

- Thực hiện tuần lễ: Tuần sinh hoạt tập thể

- Chuẩn bị tốt cho công tác khai giảng.

- Họp PHHS triển khai các nhiệm vụ đầu năm.

 

2

Tháng 9/2018

 

-Tổ chức khai giảng năm học 05/9/2018 và ngày “Toàn dân đưa trẻ tới trường”;

- Xây dựng xong kế hoạch chuyên môn của nhà trư­­ờng và kế hoạch của các bộ phận, cá nhân.

- Hoàn thành hồ sơ dạy thêm học thêm, hồ sơ KNS duyệt PGD.

- Triển khai kế hoạch, tổ chức các Cuộc thi, Kỳ thi trong năm học đến giáo viên và học sinh; thực hiện đăng ký tham dự các Kỳ thi, Cuộc thi cấp huyện;

- Chọn HSG các khối lớp.

- Hoàn thành Hồ sơ Phổ cập – chống mù chữ.

- Tổ chức Đại hội Liên đội,

- Hoạt động GDNGLL : Chủ đề Truyền thống nhà trường

- Tổ chức chuyên đề

- Giáo viên hoàn thành hồ sơ chuyên môn.

 

3

Tháng 10/2018

 

- Duyệt các loại kế hoạch .

- Thực hiện bồi dưỡng HSG khối 9.

- Tổ chức phong trào hưởng ứng tuần lễ học tập suốt đời.

- Triển khai kế hoạch thi giáo viên tổ trưởng chuyên môn giỏi cấp huyện.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, nề nếp chuyên môn.

- Chỉ đạo việc thực hiện Hội giảng cấp trường đợt I    

- Chỉ đạo thực hiện các chuyên đề cấp cụm Tr­­ường.

- Tổ chức cho học sinh thi NCKHKT xong trước ngày 04/10; đăng ký dự án thẩm định và dự thi cấp huyện ngày 05/10.

- Xây dựng kế hoạch chọn GV tham gia thi GV giỏi cấp huyện.

- Hoàn thành công tác PCGD và báo cáo kêt quả với các đoàn kiểm tra.

- Tổ chức chuyên đề dạy học cấp trường ( Tổ xã hội)

- Hoạt động GDNGLL : Chủ đề : Chăm ngoan - Học giỏi

- Kiểm tra hồ sơ chuyên môn tổ.

 

4

Tháng 11/2018

 

- Tiếp tục BD HSG theo lịch.

- Tổ chức  Hội giảng đợt II(gửi báo cáo thống kê về phòng GD&ĐT trước ngày 15/11)

- Tham gia chuyên đề cấp cụm trường.

- Tổ chức hoạt động kỷ niệm chào mừng ngày Nhà giáo Việt  Nam  20/11.

- Hoạt động NGLL : chủ đề tháng 11 : Tôn Sư Trọng Đạo. Nhớ ơn thày cô

- Tổ chức cuộc thi GVG cấp huyện

- Tổ chức cuộc thi NCKHKT cấp huyện

- Tổ chức bình xét thi đua đợt I, khen thưởng tập thể và cá nhân.

 

5

Tháng 12/2017

 

- Thi HS giỏi 5 môn văn hóa lớp 9( Lý , Hóa, Sinh, Sử, Địa),và sát hạch 03 môn Toán, Văn, Anh.  Thi giải toán trên máy tính cầm tay 

- Thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai.       

- Tổ chức HĐNGLL : chủ đề : Uống nước nhớ nguồn

- Kiểm tra học kì I theo lịch của Sở GD- ĐT.

 

6

Tháng 1/2019

 

- Đưa nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp về giáo dục địa phương vào thực hiện

- Hoàn thành chương trình các môn.

-  Sơ kết học kỳ I.

- Tổ chức hội giảng đợt II.

-Giải điền kinh THCS.

- Thực hiện dạy theo chuyên đề các bộ môn liên quan đến bài thi tổng hợp cho HS khối 9.

- Hoàn thiện sản phẩm các cuộc thi "Dạy học theo chủ đề tích hợp" của giáo viên; “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn" của học sinh nộp về Phòng GDĐT trước ngày 16/01/2018;

- Tổ chức chuyên đề cấp cụm trường

 

 

7

 

Tháng 2/2019

- Tiếp tục Bồi dưỡng HSG khối 6,7,8.

-Tổ chức hội giảng đợt III

- Nghỉ tết Nguyên Đán

- Triển khai chuyên đề cụm trường đợt 2: theo hình thức tập trung.

- Thi điền kinh cấp tỉnh.

- Tham gia chuyên đề cấp cụm trường

 

8

Tháng 3/2019

 

-Tổ chức hội giảng cấp tr­­ường đợt IV:

- GV tham gia GV giỏi cấp tỉnh ( nếu có)

- HĐGDNGLL chủ điểm : Tiến bước lên Đoàn.

- Rà soát lượng học sinh yếu kém trong trường, có kế hoạch bồi dưỡng.

- Thi hoạt động GDNGLL với chủ đề “ Tài trí học trò”.

- HSG khối 9 thi cấp tỉnh ( nếu có)

- Tham gia chuyên đề cụm trường.

 

9

Tháng 4/2019

 

-Tổ chức ôn tập cho học sinh,  chuẩn bị kiểm tra chất lượng học kỳ II

- Giáo dục hướng nghiệp cho học sinh lớp 9

- Kiểm tra thực hiện phương pháp đổi mới giảng dạy của giáo viên.

- Kiểm tra việc thực hiện chương trình, đánh giá xếp loại HS

- Tổ chức thi chọn HSG cấp huyện các môn Toán, Ngữ văn, T.Anh đối với các khối lớp 6,7,8 xong trước 15/4/2017;

- Khảo sát chất lượng học kỳ II;

- Tổ chức HĐNGLL : chủ đề : Hòa bình hữu nghị

 

10

Tháng 5/2019

 

- Đưa nội dung dạy học theo chủ đề tích hợp về giáo dục địa phương vào thực hiện.

- Hoàn thành ch­­ương trình .

- Đánh giá xếp loại học sinh cuối năm.

-  Thực hiện HĐGDNGLL chủ điểm: Bác Hồ kính yêu. Tổ chức kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, Tổ chức Đại hội cháu ngoan Bác Hồ

-Tổng kết năm  học .

- Báo cáo thống kê cuối năm học.

- Lập kế hoạch hoạt động hè,bồi d­­ưỡng GV, tu sửa, xây dựng CSVC tr­­ường học.

- Kiểm kê tài sản.

- Tổ chức họp PHHS cuối năm học.    

- Bàn giao học sinh về địa bàn dân c­­ư.

- Thực hiện và hoàn thiện hồ sơ xét TN THCS.

- Hoàn thiện hồ sơ đánh giá, xếp loại chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường THCS

 

10

Tháng 6/2019

- Tập hợp báo cáo cuối năm;

- Xét tuyển sinh lớp 6 năm học 2018-2019

 

                                                                 Nghĩa Hiệp, ngày 24 tháng 9 năm 2018.                                                                                                                                                    

DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG                                  NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

 

 

 

 

                                                                                         Nguyễn Thị Nga

 

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 28
Hôm qua : 33
Tháng 03 : 450
Năm 2024 : 1.468