Monday, 29/04/2024 - 17:39|
Chào mừng bạn đến với cổng thông tin điện tử của Trường THCS Nghĩa Hiệp

KẾ HOẠCH KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2021 - 2022

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN YÊN MỸ

  TRƯỜNG THCS NGHĨA HIỆP

KH- KTHK1

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Nghĩa Hiệp, ngày 12  tháng  12  năm 2021

                                                                         

KẾ HOẠCH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2021 – 2022

Căn cứ Công văn Số 453/ PGDĐT -GDTrH  ngày 04 tháng 8 năm 2021 về việc hướng dẫn chuẩn bị đầu năm học 2021 – 2022 của Phòng Giáo dục và Đào tạo Yên Mỹ;

Căn cứ kế hoạch s 42/KH – THCS của trường THCS Nghĩa Hiệp về kiểm tra đánh giá học sinh năm học 2021-2022

Căn cứ vào tình hình thực tế của đơn vị trường, BGH Trường THCS Nghĩa Hiệp xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra giưa học kỳ I năm học 2021-2022 với những nội dung cụ thể như sau

1. Mục đích yêu cầu

a) Mục đích

Thông qua bài kiểm tra cuối kỳ để đánh giá xác thực về năng lực, phẩm chất học sinh qua đó đánh giá chất lượng dạy - học, rút ra những kinh nghiệm giải pháp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong nhà trường ( Đặc biệt công tác dạy học trực tuyến thực hiện năm thứ 2, để ứng phó với tình hình dịch bệnh covid).

b) Yêu cầu

Đề kiểm tra cuối kỳ phải kiểm tra được kiến thức cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức và phân loại được trình độ của học sinh. Nội dung đề kiểm tra cần xây dựng đảm bảo tính khoa học, chính xác, chặt chẽ và tính sư phạm; phù hợp với chương trình, thời gian quy định của môn kiểm tra.

Việc tổ chức coi và chấm bài kiểm tra cuối kỳ đảm bảo nghiêm túc, khách quan, công bằng, chính xác, đánh giá đúng trình độ học sinh.

BGH yêu cầu các giáo viên bộ môn xây dựng kế hoạch ôn tập, phụ đạo cho học sinh; thực hiện nghiêm túc kế hoạch kiểm tra cuối kỳ và báo cáo kết quả về tổ chuyên môn, BGH theo đúng thời gian quy định.

Căn cứ hướng dẫn của Phòng GD&ĐT về bố trí lịch kiểm tra cuối kỳ, Ban giám hiệu xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo thời gian năm học theo Quyết định số 896/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND tỉnh Hưng Yên ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học 2021 – 2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên;

2. Hình thức tổ chức và thời gian kiểm tra

a) Hình thức

- Căn cứ chỉ đạo chung của Phòng Giáo dục, vận dụng vào tình hình thực tế tại nhà trường, tổ chức kiểm tra cuối học kì I theo lịch chung toàn trường vào tuần 17 của năm học đối với các môn Toán, Văn, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Tiếng Anh, CN và Giáo dục công dân ( Bao gồm cả môn Lịch sử và địa lí lớp 6, Khoa học tự nhiên 6). ( Có lịch kiểm tra và phân công giáo viên phụ trách coi thi kiểm tra các môn/lớp kèm theo);

- Các môn còn lại (Tin học, TD, Mỹ Thuật, Nhạc) do giáo viên chủ động bố trí tự thực hiện theo TKB giảng dạy.

- BGH yêu cầu các tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên các tổ: chủ động xây dựng phương án ra đề kiểm tra trực tuyến. (Ban chuyên môn chủ động bố trí thu duyệt đề trực tuyến theo kế hoạch đảm bảo tổ chức kiểm tra trực tuyến hiệu quả, thông suốt).

- Tổ chuyên môn chủ động xây dựng kế hoạch, thời gian kiểm duyệt đề kiểm tra, lưu ngân hàng đề theo đúng quy định chuyên môn trước khi tổ chức kiểm tra.

b) Thời gian kiểm tra: dự kiến vào cuối tuần 16 ( thứ 6,7, Chủ nhật tuần 16), từ ngày 24,25,26/12 /2021 ( Sau kiểm tra HK, Hs được nghỉ bù ngày thứ 2 (27/12/2021), các đc giáo viên hoàn thành điểm bài thi học kì các bộ môn phụ trách.

c) Thời lượng kiểm tra các môn:

- Thời lượng kiểm tra thực hiện theo quy định các văn bản hướng dẫn về kiểm tra đánh giá:

+ Kiểm tra 45 phút đối với các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân, CN.

+ Thời lượng 90 phút đối với các môn: Toán, Ngữ văn, Lịch sử và địa lí 6, Khoa học tự nhiên 6.

+ Thời lượng 60 phút đối với môn Tiếng Anh và theo hướng dẫn bài kiểm tra đánh giá năng lực dành cho môn tiếng Anh.

- Các môn còn lại ( Tin học, TD, Mỹ Thuật, Nhạc) do giáo viên chủ động tự thực hiện theo TKB giảng dạy, căn cứ đặc thù bộ môn, lớp, (có thể vận dụng linh hoạt, kiểm tra bằng hình thức là thực hành, làm báo cáo…)

3. Quy định phân công tổ chức thực hiện

a) Công tác biên soạn đề kiểm tra

- Xây dựng đề kiểm tra (theo đúng yêu cầu quy định chuyên môn bộ môn, vận dụng phù hợp điều kiện tình hình thực tế) về thời gian, hình thức xây dựng bài kiểm tra định kì. Việc biên soạn đề kiểm tra phải theo quy trình biên soạn đề, có bảng đặc tả, ma trận, hướng dẫn chấm chi tiết và biểu điểm.

- Biên soạn đề cần chủ phương án kiểm tra trực tuyến: Đảm bảo tổ chức kiểm tra trực tuyến trong điều kiện học sinh chưa trở lại trường học do điều kiện dịch bệnh. ( Giáo viên chủ động chọn phần mềm kiểm tra đánh giá phù hợp với yêu cầu bộ môn và nội dung kiểm tra).

- Đề kiểm tra các môn phải đảm bảo nội dung kiến thức trọng tâm, đảm bảo tính vừa sức, cơ bản theo định hướng năng lực, phẩm chất người học, tạo sự phân hóa và đảm bảo kết quả kiểm tra phản ánh khách quan, công bằng, chính xác kết quả học tập, rèn luyện của từng cá nhân học sinh.

- Quy định xây dựng đề kiểm tra:

Xây dựng phương án kiểm tra trực tuyến: đề sử dụng 100% câu hỏi trắc nghiệm ( lưu ý: tránh sử dụng nguyên bản câu hỏi, bộ câu hỏi trắc nghiệm có nguồn gốc sư tầm trên mạng internet hay các trang, nguồn tài liệu tham khảo cộng đồng). Quy định đối với đề kiểm tra 45 phút số câu hỏi trắc nghiệm xây dựng là 30 câu (tương ứng 0,33 điểm/câu). Đối với đề kiểm tra 90 phút số câu hỏi trắc nghiệm xây dựng là 50 câu (tương ứng 0,2 điểm/câu) Đề kiểm tra các môn Tiếng Anh, môn năng khiếu giáo viên thực hiện ra đề kiểm tra với nội dung, hình thức, thang điểm theo quy định đặc trưng chuyên môn. Đề kiểm tra môn văn tự luận 100% ( lưu ý: tránh sử dụng ngữ liệu SGK)

- Căn cứ trên cơ sở quy định đề đã thống nhất, Tổ trưởng phân công giáo viên bộ môn biên soạn đề, nộp đề kiểm tra đủ bảng mô tả, ma trận và hướng dẫn chấm chi tiết về tổ ( Hạn nộp đề về tổ trưởng, tổ phó để duyệt chậm nhất ngày 20/12/2021). Tổ trưởng duyệt và đóng gói, nộp đề về Ban giám Hiệu trước ngày 23/12/2021 để tổ chức kiểm tra. ( Lưu ý: kiểm duyệt cả bài thi, có test thử trên phần mềm kiểm tra để tránh tối đa lỗi kĩ thuật khi tổ chức kiểm tra chính thức theo lịch.)

b) Công tác tổ chức coi kiểm tra:

- Theo lịch kiểm tra thông báo và niêm yết .

c) Công tác chấm bài kiểm tra:

- Tổ chức chấm bài : Giáo viên bộ môn chủ động chấm bài kiểm tra khối lớp bộ môn phụ trách giảng dạy (đảm bảo kết quả chính xác, công bằng, trung thực và khách quan). Lưu ý khi chấm bài kiểm tra cố gắng tối đa có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng và tiến bộ của học sinh;

d) Công tác xử lí kết quả bài kiểm tra

Sau kiểm tra: Tổ trưởng chuyên môn yêu cầu giáo viên vào sổ theo dõi chất lượng trực tuyến, qua đó tổng hợp thống kê điểm; phân tích phổ điểm, rút kinh nghiệm đánh giá mức độ phù hợp của đề kiểm tra, chất lượng dạy và học của từng giáo viên, từng lớp học và báo cáo kết quả cho lãnh đạo nhà trường;

Dựa vào kết quả bài kiểm tra, tiến hành họp tổ chuyên môn đánh giá, nhận xét đề kiểm tra, chất lượng môn học; phân tích các nguyên nhân, đề ra giải pháp phù hợp trong chỉ đạo và quản lý chất lượng dạy và học của bộ môn;

Chậm nhất sau 01 tuần tính từ ngày kiểm tra, giáo viên bộ môn phải trả bài kiểm tra cho học sinh;

Sau khi hoàn tất quy trình chấm bài kiểm tra của học sinh, giáo viên bộ môn cập nhập điểm theo quy định.

e) Công tác lưu trữ đề kiểm tra

Đề và hướng dẫn chấm các bài kiểm tra ( sau khi tổ kiểm duyệt) được lưu trữ theo hồ sơ quản lý chuyên môn trực tuyến;

Cuối mỗi học kỳ và cuối năm học Ban chuyên môn nhà trường tập hợp các đề và hướng dẫn chấm để lưu tại thư viện làm tư liệu tham khảo và học tập cho giáo viên và học sinh;

4. Đánh giá xếp loại

- Đối với khối lớp 7,8,9: Việc đánh giá xếp loại thực hiện theo Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông; Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04/5/2012 của Bộ GD&ĐT về việc trả lời một số câu hỏi khi triển khai thực hiện Thông tư 58; Thông tư số 26/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2020 của Bộ GD&ĐT về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT- BGD&ĐT.

- Đối với khối lớp 6: Việc đánh giá xếp loại thực hiện theo Thông tư số 22/TT-BGD&ĐT ngày 20/07/2011 của Bộ GD&ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở, học sinh trung học phổ thông;

5. Tổng hợp, thống kê số liệu

Trường tổ chức kiểm tra, tổng hợp, thống kê, lưu trữ kết quả ( thực hiện báo cáo về Phòng GD&ĐT nếu có yêu cầu) theo đúng quy định.

Ban giám hiệu nhà trường yêu cầu các tổ trưởng, giáo viên nghiên cứu và tổ chức thực hiện tốt các nội dung trên. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc liên hệ BGH (qua Phó Hiệu trưởng) để kịp thời hướng dẫn./.

 

 P.HIỆU TRƯỞNG

 

 

                                                                                                Lê Thị Hương Giang

                                                                        

KẾ HOẠCH KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I

Năm học 2021 – 2022

 

Bài tin liên quan
Chính phủ điện tử
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4
Hôm qua : 8
Tháng 04 : 420
Năm 2024 : 1.931